Xem ngay Những chấn thương thể thao và cách phòng tránh


Thể thao là một hoạt động vận động, thường được tổ chức với mục đích giải trí, thi đấu hoặc rèn luyện sức khỏe. Hoạt động thể thao có thể bao gồm một loạt các hoạt động như chạy bộ, bóng đá, bóng rổ, bóng chày, quần vợt, bơi lội, đua xe và nhiều hơn nữa. Khi chơi thể thao có thể gặp phải các chấn thương không mong muốn

1.Những chấn thương thường gặp khi chơi thể thao

1.1 Bong gân mắt cá chân

Bong gân mắt cá chân là hiện tượng các dây chằng hỗ trợ khớp bị giãn ra quá mức. Chấn thương này xảy ra khi người tham gia thể thao bị té ngã và lật bàn chân vào trong, gây trật mắt cá ngoài. 

Các dấu hiệu bong gân:

Mắt cá bị bầm tím, viêm nhiễm, sưng tấy

Không có khả năng cử động một chi hoặc khớp

Khớp lỏng lẻo, không ổn định.

1.2 Trật khớp cổ tay

là một trong những chấn thương phổ biến mà các vận động viên và những người thường xuyên chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… thường gặp phải.

Các triệu chứng:

Cổ tay đau nhức dữ dội liên tục trong nhiều ngày.

Tại vị trí cổ tay thấy có biểu hiện sưng, phù nề.

Khó cử động cổ tay như trước, không thể cầm nắm các vật nặng, nghiêm trọng hơn có thể không cử động được cổ tay.

1.3 Chấn thương đầu gối

Do có cấu tạo phức tạp và phải chịu tải trọng của cả cơ thể nên khớp gối thường bị chấn thương nhất. Các chấn thương đầu gối thường gặp trong thể dục thể thao là:

Chấn thương dây chằng trước

Chấn thương dây chằng sau

Chấn thương dây chằng bên trong

Chấn thương xương bánh chè

1.4 Chấn thương vai

Sai khớp vai, viêm hoặc rách vòng bít quay, viêm gân chóp xoay, vai đông cứng, tổn thương sụn viền khớp vai là những chấn thương vai thường gặp khi chơi thể thao.

Triệu chứng thường gặp: đau, sưng, cứng vùng vai; không thể cử động vai và cánh tay bình thường; khớp vai biến dạng…

1.5 Chấn thương đầu

Chấn thương vùng đầu, đặc biệt là chấn thương sọ não là tình trạng người bệnh bị sang chấn vào đầu, gây tổn thương hộp sọ và những cấu tạo khác bên trong hộp sọ.

2. Để tránh chấn thương không mong muốn, hãy trang bị cho mình những phụ kiện khi chơi thể thao

2.1 Băng đầu gối có đệm

 là loại băng đeo bảo vệ cho đầu gối được thiết kế với một lớp đệm bên trong nhằm cung cấp sự êm ái và bảo vệ cho đầu gối khi tham gia các hoạt động thể thao hoặc tập luyện.

2.2 Băng quấn bảo vệ cổ tay

Là phụ kiện được thiết kế để bảo vệ và hỗ trợ cổ tay trong quá trình tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao. Công dụng là:

Phòng chấn thương

Hỗ trợ cổ tay

Tăng cường ổn định

Giảm sốc

2.3 Tất thể thao

Là Phụ kiện để che phủ và bảo vệ phần cổ chân, thường từ mắt cá chân lên đến vùng bắp chân hoặc thậm chí là đến đầu gối. Đặc điểm nổi bật của tất cổ cao là chúng có thể đến hoặc vượt qua vùng cổ chân, tùy thuộc vào mục đích sử dụng

2.4 Mũ bảo hiểm thể thao

Là một thiết bị bảo vệ được thiết kế đặc biệt để bảo vệ đầu của người tham gia các hoạt động thể thao. Đây là một phần quan trọng của trang bị an toàn trong nhiều môn thể thao như đạp xe, trượt patin, trượt tuyết, lướt sóng, leo núi,..

2.5 Đai đệm bảo vệ, cố định vai

Giúp giảm lực va chạm và giảm hấp thụ lực lên vai, tránh các chấn thương như: gãy xương, rạn gân, chấn thương mô mềm,.... Bên cạnh đó còn hỗ trợ, cố định cho vai giúp cản căng thẳng, áp lực lên các cơ và gân.

Các phụ kiện trên Z - sport đều có, các bạn có thể bấm để xem thêm tại đây

Kết Luận: Thể thao hiện nay khá phổ biến nhưng bên cạnh đó vẫn ẩn chứa rủi ro về chấn thương, mọi người nên sắm cho mình những phụ kiện phù hợp để bảo vệ bản thân nhé. Nếu chưa biết mua ở đâu có thể ghé Fanpage Z - sport để tham khảo nhé 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bạn có biết đánh cầu lông 30 phút giảm bao nhiêu calo không?

TOP 3 ĐAI LƯNG TẬP GYM CHO NAM GIỚI TỐT NHẤT TRONG NĂM 2024

Máy tập gym đa năng cao cấp - Giải pháp hoàn hảo cho luyện tập tại nhà